Tin tức
Dịch Covid-19 lần 2 và những con số báo động: Chỉ 2% doanh nghiệp còn “nguyên vẹn”; sức chống chịu phần lớn là “rất mỏng”
Chưa phân loại | September 16, 2020

Kết quả khảo sát cho thấy, 20% doanh nghiệp số doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã phải tạm dừng hoạt động. 76% doanh nghiệp không cân đối được thu chi, trong đó 54% doanh nghiệp có dòng tiền vào chỉ đáp ứng dưới 50% chi phí. Chỉ có 7% doanh nghiệp trả lời có dòng tiền vào đáp ứng trên 75% chi phí và kết quả này hoàn toàn tương đồng với nhóm khó khăn lớn nhất “không có đơn hàng/khách hàng” mà các doanh nghiệp, hiệp hội đã trả lời. 2% doanh nghiệp đã giải thể và chỉ còn 2% doanh nghiệp tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Bên cạnh đó, có khoảng 47% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, 33% doanh nghiệp cắt giảm trên 50% lao động.

Du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Kế đến là ngành nông sản, nhựa, công nghệ thông tin… Đặc biệt, những ngành vốn được coi là ít chịu ảnh hưởng nhất là bán lẻ, chủ nhiều siêu thị cũng cho biết bị giảm khoảng 50% doanh thu.

Những khó khăn lớn nhất doanh nghiệp phải đối mặt trong vòng 6 tháng tới

Dịch Covid-19 lần 2 và những con số báo động: Chỉ 2% doanh nghiệp còn nguyên vẹn; sức chống chịu phần lớn là rất mỏng - Ảnh 1.

Covid-19 gây thiệt hại trên đa ngành và mọi quốc gia, nhiều doanh nghiệp phá sản, các chuỗi cung bị đứt gãy, thị trường khủng hoảng và sút giảm nặng nề sức mua… dẫn tới nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán dù đã nhận hàng.

Vấn đề này tác động trực tiếp đến dòng tiền vào của các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng cũng như các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trung gian/liên quan. Điều này gây ra “áp lực kép” cho doanh nghiệp bởi vẫn phải đảm bảo các khoản “chi ngay” cho nguyên, nhiên liệu đầu vào, chi nhân công…

Như vậy, cân đối được dòng tiền vào với chi phí của doanh nghiệp là bài toán lớn nhất hiện nay. Doanh nghiệp có dòng tiền vào đáp ứng trên chi phí càng thấp thì mức độ tổn thương do dịch bệnh kéo dài hoặc nguy cơ phá sản càng cao.

Chính sách lao động của doanh nghiệp

Dịch Covid-19 lần 2 và những con số báo động: Chỉ 2% doanh nghiệp còn nguyên vẹn; sức chống chịu phần lớn là rất mỏng - Ảnh 2.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp rất nỗ lực trong việc giữ người lao động, đặc biệt là lao động chủ chốt, các quản lý cấp trung và những lao động lành nghề.

Với tình hình đó, Ban IV đề nghị quá trình làm chính sách phải thực sự đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu, chính sách phải nhanh ban hành và điều kiện phù hợp thực tế, được thực thi nhanh.

Gói hỗ trợ tới đây cần tạo động lực cho doanh nghiệp. Thay vì hỗ trợ doanh nghiệp đã kiệt quệ, đổ vỡ thì nên hướng tới chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm dòng tiền chi ra.

Tổ tư vấn thuộc Ban IV cho rằng, sức chống chịu của phần lớn doanh nghiệp hiện giờ rất mỏng, đặc biệt dòng tiền để duy trì hoạt động đang là vấn đề vô cùng khó khăn. Vì thế, Tổ tư vấn đề nghị miễn, giãn, hoãn, giảm các khoản chi bằng các chính sách như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho tất cả doanh nghiệp trong năm 2020; Miễn nộp phí công đoàn trong năm 2020 và 2021.

Báo cáo cũng đề cập đến việc, Quốc hội có thể xem xét giảm tối thiểu 50% các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020, thậm chí kéo dài sang 2021, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu tiêu dùng sau dịch”.

Nguồn cafef.vn

Tin liên quan

(NLĐO)- Việc cắt giảm lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động Do gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, một số […]

(NLĐO) – Trong 9 tháng năm 2023, thị trường lao động tiếp tục được phục hồi. Lực lượng lao động, số người có việc làm quý III/2023 tiếp tục tăng so với quý II và cùng kỳ năm 2022 Thông tin vừa được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa ra về […]

ộ LĐTBXH đang tổng hợp báo cáo của các địa phương về tình hình lương, thưởng Tết năm 2021 của các doanh nghiệp, song qua những nơi đã công bố, cho thấy sự chênh lệch về mức thưởng giữa các loại hình doanh nghiệp, mức thưởng bình quân Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 giảm […]

Dù vẫn đang phải chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, tuy nhiên vài tháng trở lại đây, thị trường lao động đang có những chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện rõ qua việc số lao động ngừng việc, mất việc đã giảm mạnh. Những tháng cuối năm, tỷ lệ tuyển dụng lao […]

Năm 2021, TPHCM có 140.000 việc làm mới tập trung ở một số ngành nghề, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tìm việc làm mới. Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 tác động toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam và các quốc gia trên […]