Tin tức
Vì sao Panasonic chuyển hoạt động sản xuất đồ gia dụng từ Thái Lan sang Việt Nam?
Chưa phân loại | May 25, 2020

Theo thông tin từ tờ Nikkei, vào mùa thu này, Panasonic tiến hành đóng cửa cơ sở sản xuất thiết bị gia dụng ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) để chuyển sang hợp nhất với một nhà máy lớn hơn tại Việt Nam.

Vì sao Panasonic chuyển hoạt động sản xuất đồ gia dụng từ Thái Lan sang Việt Nam
Panasonic là một thương hiệu sản xuất thiết bị gia dụng có tiếng của Nhật Bản

Cụ thể, tại Thái Lan, Panasonic có kế hoạch sẽ dừng hoạt động sản xuất máy giặt vào tháng 9 và tủ lạnh vào tháng 10. Đến tháng 3/2021 sẽ đóng cửa toàn bộ nhà máy ở ngoại ô Bangkok. Và một trung tâm nghiên cứu – phát triển sản phẩm (R&D) của hãng cũng ngừng hoạt động. 800 công nhân viên Panasonic bị mất việc làm vì quyết định này sẽ được hỗ trợ tìm việc làm khác trong tập đoàn.

Được biết, Panasonic lên kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất đồ gia dụng sang Việt Nam là để giảm cắt giảm chi phí, đồng thời tăng hiệu quả bằng việc hợp nhất sản xuất. Nhà máy sản xuất tủ lạnh và máy giặt Panasonic tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh – Hà Nội) là cơ sở lớn nhất của hãng tại khu vực Đông Nam Á. Và hiện đang thừa công suất.

Vì sao Panasonic chuyển hoạt động sản xuất đồ gia dụng từ Thái Lan sang Việt Nam

Nhà máy sản xuất đồ gia dụng của Panasonic ở ngoại thành Hà Nội

Tờ Nikkei nhận định kế hoạch này phản ánh một giai đoạn mới trong hoạt động sản xuất Panasonic tại Đông Nam Á. Bắt đầu từ những năm 1970, khi đồng Yên tăng vọt – làm khả năng cạnh tranh giá của hàng Nhật sụt giảm, các hãng sản xuất đồ điện tử Nhật Bản quyết định chuyển dây chuyền sản xuất từ nội địa sang các nước Đông Nam Á như Singapore – Malaysia.

Sau đó, khi lương nhân công tại Singapore quá đắt đỏ – từ năm 1979, Panasonic chuyển cơ sở sản xuất sang Thái Lan.

Trong bối cảnh hiện nay, các tập đoàn điện tử vẫn đang tiếp tục tìm kiếm địa điểm sản xuất có chi phí rẻ hơn để dễ cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời hy vọng khai thác được nhu cầu tiềm năng của những quốc gia đông dân như Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Trong năm tài khóa 2021, Panasonic nỗ lực tái cơ cấu Tập đoàn với mục tiêu cắt giảm khoản chi phí 100 tỷ Yên (tương đương 930 triệu đô). Và một trong những việc làm cụ thể là cân nhắc áp dụng thay đổi trong hoạt động sản xuất thiết bị.

Tập đoàn Panasonic xây dựng nhà máy đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1996, đặt cơ sở tại Tp. Hồ Chí Minh. Gần 25 năm hiện diện trên mảnh đất hình chữ S, tập đoàn Nhật Bản này đang sở hữu 5 nhà máy và 1 trung tâm R&D.

Hiện có 8.000 công nhân viên là người Việt Nam đang làm việc cho Panasonic. Ngoài chuyên về sản xuất thiết bị gia dụng, các nhà máy của hãng tại nước ta còn sản xuất tivi, điện thoại bàn không dây, thiết bị thanh toán thẻ và các thiết bị công nghiệp.

(Theo Nikkei)​

Tin liên quan

ộ LĐTBXH đang tổng hợp báo cáo của các địa phương về tình hình lương, thưởng Tết năm 2021 của các doanh nghiệp, song qua những nơi đã công bố, cho thấy sự chênh lệch về mức thưởng giữa các loại hình doanh nghiệp, mức thưởng bình quân Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 giảm […]

Dù vẫn đang phải chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, tuy nhiên vài tháng trở lại đây, thị trường lao động đang có những chuyển biến tích cực. Điều này thể hiện rõ qua việc số lao động ngừng việc, mất việc đã giảm mạnh. Những tháng cuối năm, tỷ lệ tuyển dụng lao […]

Năm 2021, TPHCM có 140.000 việc làm mới tập trung ở một số ngành nghề, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tìm việc làm mới. Năm 2020, dịch bệnh COVID-19 tác động toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam và các quốc gia trên […]

Với với diễn biến khó lường của dịch Covid-19 trên toàn thế giới, Việt Nam sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng và những khó khăn chung đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động, việc làm. Bức tranh thị trường lao động được các chuyên gia đánh giá ở thời điểm hiện […]

Kết quả khảo sát cho thấy, 20% doanh nghiệp số doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã phải tạm dừng hoạt động. 76% doanh nghiệp không cân đối được thu chi, trong đó 54% doanh nghiệp có dòng tiền vào chỉ đáp ứng dưới 50% chi phí. Chỉ có 7% doanh nghiệp trả lời […]