Kết quả khảo sát cho thấy, 20% doanh nghiệp số doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã phải tạm dừng hoạt động. 76% doanh nghiệp không cân đối được thu chi, trong đó 54% doanh nghiệp có dòng tiền vào chỉ đáp ứng dưới 50% chi phí. Chỉ có 7% doanh nghiệp trả lời có dòng tiền vào đáp ứng trên 75% chi phí và kết quả này hoàn toàn tương đồng với nhóm khó khăn lớn nhất “không có đơn hàng/khách hàng” mà các doanh nghiệp, hiệp hội đã trả lời. 2% doanh nghiệp đã giải thể và chỉ còn 2% doanh nghiệp tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Bên cạnh đó, có khoảng 47% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, 33% doanh nghiệp cắt giảm trên 50% lao động.
Du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Kế đến là ngành nông sản, nhựa, công nghệ thông tin… Đặc biệt, những ngành vốn được coi là ít chịu ảnh hưởng nhất là bán lẻ, chủ nhiều siêu thị cũng cho biết bị giảm khoảng 50% doanh thu.
Những khó khăn lớn nhất doanh nghiệp phải đối mặt trong vòng 6 tháng tới
Covid-19 gây thiệt hại trên đa ngành và mọi quốc gia, nhiều doanh nghiệp phá sản, các chuỗi cung bị đứt gãy, thị trường khủng hoảng và sút giảm nặng nề sức mua… dẫn tới nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán dù đã nhận hàng.
Vấn đề này tác động trực tiếp đến dòng tiền vào của các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng hàng cũng như các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trung gian/liên quan. Điều này gây ra “áp lực kép” cho doanh nghiệp bởi vẫn phải đảm bảo các khoản “chi ngay” cho nguyên, nhiên liệu đầu vào, chi nhân công…
Như vậy, cân đối được dòng tiền vào với chi phí của doanh nghiệp là bài toán lớn nhất hiện nay. Doanh nghiệp có dòng tiền vào đáp ứng trên chi phí càng thấp thì mức độ tổn thương do dịch bệnh kéo dài hoặc nguy cơ phá sản càng cao.
Chính sách lao động của doanh nghiệp
Kết quả khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp rất nỗ lực trong việc giữ người lao động, đặc biệt là lao động chủ chốt, các quản lý cấp trung và những lao động lành nghề.
Với tình hình đó, Ban IV đề nghị quá trình làm chính sách phải thực sự đặt mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu, chính sách phải nhanh ban hành và điều kiện phù hợp thực tế, được thực thi nhanh.
Gói hỗ trợ tới đây cần tạo động lực cho doanh nghiệp. Thay vì hỗ trợ doanh nghiệp đã kiệt quệ, đổ vỡ thì nên hướng tới chính sách giúp doanh nghiệp tiết giảm dòng tiền chi ra.
Tổ tư vấn thuộc Ban IV cho rằng, sức chống chịu của phần lớn doanh nghiệp hiện giờ rất mỏng, đặc biệt dòng tiền để duy trì hoạt động đang là vấn đề vô cùng khó khăn. Vì thế, Tổ tư vấn đề nghị miễn, giãn, hoãn, giảm các khoản chi bằng các chính sách như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho tất cả doanh nghiệp trong năm 2020; Miễn nộp phí công đoàn trong năm 2020 và 2021.
Báo cáo cũng đề cập đến việc, Quốc hội có thể xem xét giảm tối thiểu 50% các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020, thậm chí kéo dài sang 2021, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu tiêu dùng sau dịch”.
Nguồn cafef.vn
AI nâng điện toán thông minh lên một tầm cao mới, chuyển hóa trải nghiệm máy tính PC theo cách thức mới Tại Triển lãm ICT thường niên lớn nhất thế giới COMPUTEX 2024 diễn ra mới đây tại Đài Loan (Trung Quốc), hầu hết các gian triển lãm của các tập đoàn công nghệ […]
Theo báo cáo cập nhật thị trường lao động trong 6 tháng đầu năm 2024 của Adecco Việt Nam, nhiều lĩnh vực như sản xuất và xuất khẩu đã có sự cải thiện với nhu cầu tuyển dụng tăng nhẹ ở mức 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, số lượng vị trí […]
Để thu hút lao động, doanh nghiệp cần cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc Từ đầu năm 2024, đơn hàng trở lại, nhiều doanh nghiệp (DN) tại TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương đã mở rộng, tăng chuyền để đáp ứng tiến độ sản xuất. Nhưng dù liên tục tuyển dụng qua […]
(NLĐO) – Ban giám đốc Chi nhánh Công ty CP Công nghiệp Đông Hưng có thiện chí trong việc hỗ trợ các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của người lao động sau khi doanh nghiệp ngưng hoạt động. Ngày 21-6, liên quan đến việc hơn 2.000 công nhân Chi nhánh Công […]
(NLĐO) – Theo khoản 1 Điều 86 Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất người lao động thuộc đối tượng sau đây tham gia bảo hiểm thất nghiệp. (i) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp […]